Đăng nhập / Đăng ký
  • English
  • German
  • Tiếng Việt
Tagline

Biển mẹ bồng con là gì? Phải làm gì khi có người giả biển số xe của mình?

Biển mẹ bồng con là gì? Phải làm gì khi có người giả biển số xe của mình?

Biển mẹ bồng con là gì? Phải làm gì khi có người giả biển số xe của mình?

Biển mẹ bồng con là gì là một trong những từ khóa được search nhiều nhất về chủ đề biển giả. Trong bài viết này, Eucartech sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về cách xử lý khi có người giả biển số xe của mình.

1. Biển mẹ bồng con là gì?

Biển mẹ bồng con, hay Mờ Bờ Cờ, viết tắt MBC, là tiếng lóng để chỉ loại giấy chứng nhận đăng ký xe ban đầu là chuẩn, hợp pháp, sau đó loại giấy tờ của xe này được đưa đi làm giả thêm một bộ nữa. Từ đó, trên thị trường có song song 2 xe giống nhau, giấy tờ như nhau. Tất nhiên, chỉ 1 xe giấy tờ hợp lệ, xe còn lại giấy tờ giả. Nhằm đối phó với các cơ quan chức năng vì chúng được làm giả như thật.

Biển mẹ bồng con

1.1. Đặc điểm của biển số xe được lưu hành hiện nay

Theo quy định về điều kiện tham gia giao thông tại khoản 3 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ năm 2008: Xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Hiện nay, tại Thông tư 58/2020/TT-BCA chỉ các cơ quan sau mới được cấp biển số xe: Cục Cảnh sát giao thông; Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Công an cấp huyện.

Cũng theo Điều 25 Thông tư này, biển số xe được cấp sẽ có những đặc điểm sau: Về chất liệu: Biển số xe được sản xuất bằng kim loại; có màng phản quang; ký hiệu bảo mật Công an hiệu đóng chìm do đơn vị được Bộ Công an cấp phép sản xuất biển số; do Cục Cảnh sát giao thông quản lý; riêng biển số xe đăng ký tạm thời được in trên giấy. Ký hiệu, kích thước của chữ và số trên biển số đăng ký các loại xe thực hiện theo quy định. Biển được gắn phía sau xe (xe máy, xe mô tô, máy kéo); còn xe ô tô được gắn biển số ở cả trước và sau xe…

1.2. Phân biệt biển số xe thật, biển số xe giả

Với các loại biển số thật (dù là biển trắng, xanh hoặc đỏ), chỗ mộc quốc huy; xung quanh ngôi sao xanh là hình tia sáng rõ nét, bao bọc là hình bông lúa, in rõ. Ở dưới hình ngôi sao là một biểu tượng như 2 hình chữ C lồng ngược vào nhau. Phía sau quốc huy cũng được dập nỗi, biển giả một vai nơi phía trước dán nỗi nhưng phía sau không có dập nỗi.

Biển số xe bị làm giả

Kích cỡ và mẫu số cũng làm chúng ta phân biệt được sự khác nhau giữa biển số biển thật và biển số giả. Nhất là ở phía dưới ở phần mũi đầu số 1 sẽ có mũi chúi xuống, nhìn đẹp và vuông vức. Về màu sơ;, nền trắng phản quang thì không có gì để bàn; màu sơn đen sơn số sẽ nằm gọn trong lòng mẫu được dập nổi. Có thể có những phần tróc là chuyện bình thường, nhất là ở dấu “-” trên biển.

1.3. Sản xuất, sử dụng biển số xe giả sẽ bị xử lý như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 22 Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008 về các hành vi bị nghiêm cấm thì: “22. Sản xuất, sử dụng trái phép hoặc mua, bán biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.”.

Hiện nay, Bộ Công an quy định hình thức xử phạt đối với người điều khiển xe; chứ không quy định hình phạt đối với chủ sở hữu xe được gắn biển số giả.

Phương tiện Lái xe Cá nhân Tổ chức
Ô tô   04 – 06 triệu đồng (Điểm d khoản 5 Điều 16) 04 – 06 triệu đồng (Điểm g khoản 8 Điều 30) 08 – 12 triệu đồng (Điểm g khoản 8 Điều 30)
Xe máy 300.000 – 400.000 đồng (Điểm c khoản 2 Điều 17) 800.000 – 02 triệu đồng (Điểm k khoản 5 Điều 30) 1,6 – 04 triệu đồng (Điểm k khoản 5 Điều 30)
Máy kéo (kể cả rơ moóc được kéo theo), xe máy chuyên dùng 01 – 02 triệu đồng (Điểm đ khoản 2 Điều 19) 04 – 06 triệu đồng (Điểm g khoản 8 Điều 30) 08 – 12 triệu đồng (Điểm g khoản 8 Điều 30)

2. Khi gặp trường hợp sử dụng biển giả

Trường hợp sử dụng biển số xe giả, cả người điều khiển phương tiện và chủ xe đều sẽ bị lực lượng Cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP với “lỗi điều khiển xe gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp”. Mức phạt đối với lái xe ôtô là 4-6 triệu đồng. Đối với chủ nhân chiếc xe ôtô là cá nhân thì bị phạt 4-6 triệu đồng. Còn nếu là tổ chức thì bị phạt 8-12 triệu đồng.

Đối với phương tiện là xe máy, thì lái xe bị phạt 300.000-400.000 đồng; chủ nhân chiếc xe máy là cá nhân thì bị phạt 800.000-2.000.000 đồng, còn nếu là tổ chức thì bị phạt 1,6- 4 triệu đồng.

Sử dụng biển giả sẽ bị phạt

Còn nếu là máy kéo (kể cả rơ moóc được kéo theo), xe máy chuyên dùng thì lái xe bị phạt 1-2 triệu đồng; nếu phương tiện trên là của cá nhân thì bị phạt 4-6 triệu đồng, còn là tổ chức thì phạt từ 8-12 triệu đồng.

Căn cứ Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, việc làm giả hoặc sử dụng biển số xe giả để thực hiện hành vi trái pháp luật thì người thực hiện hành vi còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 341 về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.

2.1. Những đối tượng sử dụng biển mẹ bồng con

Thông thường, với những thương hiệu nổi tiếng nhập khẩu theo đường chính ngạch, rõ nguồn gốc xuất xứ và đủ giấy tờ hợp pháp có giá hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỉ đồng. Vì vậy, người chơi xe không có khả năng tài chính sẽ chấp nhận chi ra vài trăm triệu đồng và mua bán theo dạng trao tay không giấy tờ để sở hữu chúng nhằm thỏa mãn đam mê.

Biển số xe mẹ bồng con

Lưu ý rằng những xe giấy tờ hợp lệ không sang tên thực chất cũng là xe lậu, bởi xe không có hồ sơ gốc lại bị trùng với giấy tờ xe đang có. Nhiều người đã sử dụng khéo léo thì có thể qua mặt được lực lượng cảnh sát giao thông. Việc thiếu những chế tài cụ thể để kiểm soát loại xe này đã tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Do xe không giấy tờ, nên khi tai nạn xảy ra, chủ xe thường bỏ lại, gây khó khăn cho việc xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

2.2. Vì sao các chủ xe lại sử dụng biển giả?

Việc sử dụng biển số giả với nhiều mục đích khác nhau. Nhìn chung thường là mục đích nhằm để thực hiện các hành vi trái pháp luật. Vi phạm pháp luật (đơn giản như là việc xe chạy quá tốc độ, xe chuyên chở hàng hóa quá tải trọng, cấm theo quy định của pháp luật …). Để tránh bị điều tra, kiểm tra ra thông tin người điều khiển phương tiện đó. Nhưng khi các chủ xe sử dụng biển giả sẽ ảnh hưởng tới các chủ xe sử dụng biển thật.

Thời gian qua xuất hiện một số trường hợp phương tiện xe ô tô lưu thông trên đường, nhất là trên các tuyến cao tốc cố tình sử dụng băng dính che biển số hoặc sử dụng biển số xe giả để tránh bị phạt nguội; một số tài xế còn có “sáng kiến” dùng băng dính đen để thay đổi chữ số trên biển.

Đặc biệt, vài năm trở lại đây, khi lực lượng chức năng triển khai áp dụng hình thức phạt nguội đối với các hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ, nhiều tài xế/chủ xe đã cố tình che chắn, dùng biển số giả hoặc làm sai lệch biển số nhằm đánh lừa hoặc “trốn” camera ghi hình phạt nguội (việc che chữ số trên biển đăng ký hay được thực hiện với số 3, số 8 và chữ F biến thành E).

Sử dụng biển giả để tránh phạt nguội

Trong trường hợp bị cảnh sát giao thông tuýt còi trên đường. Các tài xế có thể phân trần việc che biển số chỉ là vô tình. Không ít tài xế thậm chí chấp nhận bị phạt vì hành vi che biển số. Bởi mức phạt này thường nhẹ hơn các lỗi vi phạm mà hệ thống camera ghi lại.

2.3. Cách phân biệt biển giả và biển thật

Đặc điểm nhận biết về các biển số xe giả, thường là:

Phân biệt biển thật và biển giả từ mặt trước biển

Ngoài ra, biển số thật được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp sẽ có một số dấu hiệu nhận biết đặc biệt khác. Tùy thuộc vào kinh nghiệm và chuyên môn của họ.

Phân biệt biển thật và biển giả từ mặt sau biển

3. Lưu ý

Người điều khiển xe gắn biển số không đúng biển số đăng ký trong Giấy đăng ký xe; còn bị áp dụng hình phạt bổ sung đó là bị tịch thu giấy đăng ký xe và biển sổ xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Căn cứ Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017; việc làm giả hoặc sử dụng biển số xe giả để thực hiện hành vi trái pháp luật thì người thực hiện hành vi còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 341 về Tội làm giả con dấu; tài liệu của cơ quan;tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức như sau:

Theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi 2017 thì: “Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan; tổ chức:

Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan; tổ chức hoặc sử dụng con dấu; tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật; thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

4. Tổng kết

Eucartech là thương hiệu uy tín, chuyên nghiệp với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực độ xe sang – đặc biệt là dòng xe Mercedes. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi gửi gắm xế yêu tại Eucartech.

Xem thêm: Các option độ và nâng cấp Mercedes-Benz AMG

Với Eucartech:

Option Eucartech

Các option độ xe tại Eucartech

LIÊN HỆ NGAY với chúng tôi qua Fanpage: Eucartech – Chuyên độ xe Mercedes hoặc gọi ngay hotline 0385.789.999 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí!

Để lại bình luận

Panel only seen by widget owner
Eucartech
Nhấn vào để trả lời
Eucartech
Hi there 👋

Tôi có thể giúp gì cho bạn?
19:17
Bắt đầu chát
Zalo
X

    X
    Cảm ơn bạn đã gửi thông tin.
    Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn sớm nhất.
    X
    Cảm ơn bạn đã gửi thông tin.
    Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn sớm nhất.
    X
    X