Đăng nhập / Đăng ký
  • English
  • German
  • Tiếng Việt
Tagline

OBD-II là gì? Xe của tôi có OBD-II hay không?

OBD-II là gì? Xe của tôi có OBD-II hay không?

OBD-II là một hệ thống quen thuộc với mọi kỹ thuật viên chuyên về ô tô hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người sử dụng xe hơi vẫn chưa biết đến thuật ngữ này. Vậy OBD-II là gì? Xe ô tô mà bạn đang sử dụng có hệ thống OBD-II không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm những thông tin thú vị về loại cổng này nhé! 

OBD-II là gì?

OBD-II là gì? Thuật ngữ này là một dạng viết tắt của On-Board Diagnostics II trong tiếng Anh. Nó có nghĩa là cổng kết nối thế hệ 2 được tích hợp trên xe ô tô từ những năm 1996 tại Mỹ và 2001 tại châu Âu, Nhật Bản. Phiên bản OBD-II là bản nâng cấp cả về tiêu chuẩn hoá và khả năng so với OBD-I. Nó được tích hợp với mục đích hoàn thiện và nâng cấp các tính năng cho xe hơi thêm hiện đại và an toàn. 

Cổng OBD-II có nhiệm vụ giám sát sự hoạt động của các bộ phận quan trọng khác trên xe. Đồng thời điều khiển lượng khí thải xả ra môi trường của xe. Hệ thống OBD-II cũng giúp phát ra tín hiệu cảnh báo trên taplo, thông qua đèn “Check Engine” hay “MIL”. Có thể nói, đầu nối liên kết dữ liệu OBD-II đã trở thành đầu nối duy nhất trên xe. Thông qua đó, các hệ thống đều được chẩn đoán và được lập trình sẵn nhằm lưu trữ các thông tin. 

Cổng OBD-II có nhiệm vụ giám sát sự hoạt động của các bộ phận quan trọng khác trên xe.

Cổng OBD-II có nhiệm vụ giám sát sự hoạt động của các bộ phận quan trọng khác trên xe.

Sự khác biệt giữa OBD-I và OBD-II là gì? 

Vào năm 1994, Hiệp hội tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO và Kỹ sư ô tô Hoa Kỳ đã đưa ra một yêu cầu. Trong đó, các hãng ô tô phải cam kết sử dụng một cổng kết nối, thống nhất áp dụng 1 trong 5 giao thức kết nối. Ngoài ra yêu cầu này cũng quy định chung cho bảng mã lỗi. Hệ thống OBD-II đã ra đời để đáp ứng yêu cầu đó thay thế cho OBD-I. 

Vậy sự khác biệt giữa OBD-I và OBD-II là gì? Phiên bản 1 của OBD chỉ hỗ trợ cho các dòng xe từ trước năm 1995. Mỗi máy quét lại tương thích cho một mẫu xe tương ứng và kết nối với bảng điều khiển. Mức độ phổ biến và chính xác thấp. Trong khi đó, cổng OBD-II hỗ trợ những mẫu ô tô sản xuất sau năm 1996. Mỗi máy quét có thể sử dụng cho nhiều mẫu xe khác nhau. Bên cạnh bảng điều khiển, cổng OBD-II còn cho phép các thiết bị kết nối Bluetooth, Wifi. Mức độ phổ biến và chính xác cao hơn nhiều lần. 

Cấu tạo của OBD-II là gì? 

Vậy cấu tạo và nguyên lý hoạt động của OBD-II là gì? Có 4 chữ số trong mã sự cố chẩn đoán OBD-II đứng trước 1 chữ cái. P là động cơ và hộp số (hệ thống truyền lực), B cho thân, C cho khung và cuối cùng là D cho mạng. Hệ thống OBD-II được tạo thành bởi một hay nhiều bộ điều khiển Electronic Control Unit trung tâm (viết tắt là ECU). 

Đây là bộ điều khiển làm nhiệm vụ nhận tín hiệu từ các cảm biến trên động cơ. Các ECU sẽ kết hợp với cổng chẩn đoán DLC, đèn chẩn đoán MIL và dây dẫn. Cụ thể: 

Đây là bộ điều khiển làm nhiệm vụ nhận tín hiệu từ các cảm biến trên động cơ.

Đây là bộ điều khiển làm nhiệm vụ nhận tín hiệu từ các cảm biến trên động cơ.

Nguyên lý hoạt động của OBD-II như thế nào? 

Nguyên lý hoạt động của OBD-II là gì? Bộ điều khiển ECU sẽ tự động thiết lập hệ thống chẩn đoán và cài đặt mã lỗi vào bộ nhớ khi xe di chuyển trên đường. Thông tin về tình trạng hoạt động các bộ phận trên xe sẽ được gửi về bộ điều khiển trung tâm ECU qua mạng lưới cảm biến. 

Các tín hiệu được ECU giải mã và xác định các bộ phận có hoạt động bình thường không. Nếu xe có sự cố trong quá trình di chuyển, đèn “Check Engine” sẽ báo sáng. Các mã lỗi DTC cũng được lưu lại trên hệ thống OBD-II. Cổng OBD-II sẽ trích xuất các thông tin mã lỗi khi kết nối máy quét với cổng DLC. Tài xế có thể căn cứ vào hệ thống đèn để nhận biết và đưa xe đi sửa chữa kịp thời. 

Xem thêm: Đèn laser ô tô – Bạn cần biết những gì?

Xe của tôi có OBD-II hay không?

Chắc hẳn nhiều tài xế cũng đang thắc mắc vị trí của OBD-II là gì. Xe của tôi có được tích hợp OBD-II hay không? Tuỳ thuộc vào các dòng xe, vị trí lắp đặt của hệ thống OBD-II có thể có thể có những khác biệt nhất định. Thông thường, cổng OBD-II được lắp dưới chân phanh của xe ô tô. Bạn có thể thấy rõ khi quan sát xung quanh chân phanh có cổng kết nối số 16. Đây là vị trí mà xe ô tô tích hợp hệ thống OBD-II. Nếu không thấy, bạn có thể liên hệ trực tiếp tới nhà sản xuất để hỏi vị trí của OBD-II trên xe.

Cấu tạo của hệ thống OBD-II và hoạt động.

Cấu tạo của hệ thống OBD-II và hoạt động.

Các tiện ích của OBD-II

Bài viết đã giới thiệu đến bạn đọc những thành phần cấu tạo và vị trí của cổng OBD-II. Hệ thống này được lắp đặt trên xe ô tô với nhiều chức năng vô cùng quan trọng. Vậy các tiện ích của hệ thống OBD-II là gì? Hãy cùng theo dõi các chức năng quan trọng này trong phần tiếp theo của bài viết để nhé! 

Thực hiện chức năng cảnh báo và báo lỗi khi có vấn đề xảy ra

Đây là một trong những vai trò quan trọng nhất của hệ thống OBD-II. Chức năng chẩn đoán và cảnh báo lỗi sẽ được thực hiện khi có vấn đề xảy ra trong quá trình xe hoạt động. Chủ xe có thể căn cứ vào đó để phát hiện ra lỗi và sửa chữa trước khi trở nên nghiêm trọng. Đặc biệt là việc đảm bảo an toàn khỏi các tai nạn có nguyên nhân từ hệ thống xe khi tham gia giao thông.  

OBD-II lưu trữ thông tin mã lỗi, hỗ trợ sửa xe nhanh chóng

Hệ thống OBD-II được tích hợp trên xe giúp lưu trữ thông tin mã lỗi, hỗ trợ sửa xe nhanh chóng. Các nhân viên kỹ thuật hạn chế tối đa việc dò tìm lỗi thủ công. Các thông số cảnh báo trên cổng OBD-II hoặc số lần nháy của đèn cảnh báo sẽ cho thấy lỗi. Điều này giúp xe được sửa nhanh hơn, hiệu quả và chính xác hơn. 

Hệ thống OBD-II hỗ trợ lưu trữ thông tin khi xe vận hành.

Hệ thống OBD-II hỗ trợ lưu trữ thông tin khi xe vận hành.

Hỗ trợ lắp đặt hệ thống định vị và màn hình UHD

Bên cạnh hỗ trợ cảnh báo lỗi và lưu trữ mã lỗi, cổng OBD-II còn giúp lắp đặt các thiết bị khác. Cụ thể là màn hình ô tô HUD và hệ thống định vị. Màn hình HUD được lắp đặt với mục đích hiển thị trạng thái xe trên kính lái. Các thông tin bao gồm tốc độ hiện tại, quãng đường đi được, định vị,… sao cho phù hợp với tầm mắt tài xế. 

Hệ thống xe sẽ kết nối với màn hình HUD thông qua cổng OBD-II để nhận các thông số. Một số khác còn có thể kết nối Bluetooth qua màn hình điện thoại, gia tăng thêm tiện ích. Thiết bị định vị ô tô có chức năng như một hộp đen mini của xe. Nó có vai trò theo dõi, giám sát vị trí, lịch trình di chuyển. 

Mặt khác đưa ra những cảnh báo an toàn và lưu trữ báo cáo lịch trình. Chính vì vậy, xe ô tô tích hợp OBD-II có ý nghĩa lớn trong hỗ trợ chủ xe lắp đặt thêm phụ kiện tiện ích. Từ đó giúp xe di chuyển an toàn và thuận lợi hơn rất nhiều. 

Có rất nhiều ý kiến trái chiều về việc lắp đặt các phụ kiện tiện ích có ảnh hưởng tới vận hành xe không. Câu trả lời hoàn toàn không. Việc lắp thêm các thiết bị này qua cổng OBD-II không gây hại cho động cơ hay khả năng vận hành. Nó chỉ hỗ trợ xe thêm tiện ích và dễ sử dụng hơn. 

Kiểm soát khí thải của xe và bảo vệ môi trường

Chức năng kiểm soát khí thải và bảo vệ môi trường là một bước cải tiến vượt trội của hệ thống OBD-II. Đây là mục tiêu quan trọng hàng đầu của cổng OBD-II so với phiên bản đầu tiên. Nhờ vào việc kiểm soát nghiêm ngặt hệ thống khí thải, xe ô tô có tích hợp OBD-II giúp bảo vệ môi trường vượt trội. Hệ thống không ngừng được cải thiện và ngày càng đáp ứng nhu cầu sử dụng hiện nay của con người. 

Các dòng xe ô tô nào có hệ thống OBD-II 

Hiện nay, các dòng xe được hỗ trợ hệ thống OBD-II thường được sản xuất từ năm 1996 trở đi. Tại châu Á, các xe ô tô có tích hợp OBD-II được sản xuất năm 2009 trở đi. Còn ở châu Âu, cổng OBD-II được lắp đặt cho các dòng xe sản xuất từ năm 2004 trở đi. Khi mua xe, bạn nên xem kỹ xe có nguồn gốc ở đâu. Đồng thời xin thông tin của nhà phân phối năm sản xuất là khi nào để biết xe có được tích hợp OBD-II không. 

Các xe ô tô có tích hợp OBD-II tại châu Á được sản xuất năm 2009 trở đi.

Các xe ô tô có tích hợp OBD-II tại châu Á được sản xuất năm 2009 trở đi.

Kết luận

Như vậy, với những tính năng ưu việt, hệ thống OBD-II đã khắc phục thiếu sót của phiên bản OBD-I. Nó mang lại sự thoải mái, thuận tiện và đảm bảo an toàn khi vận hành xe ô tô. EUCARTECH hy vọng với những thông tin trên đã giải đáp các thắc mắc về OBD-II là gì. Cổng OBD-II sẽ là người bạn đồng hành giúp trải nghiệm của bạn thêm tuyệt vời. 

Xem thêm: Top 5 đầu android ô tô được yêu thích nhất 2021

Để lại bình luận

Panel only seen by widget owner
Eucartech
Nhấn vào để trả lời
Eucartech
Hi there 👋

Tôi có thể giúp gì cho bạn?
03:13
Bắt đầu chát
Zalo
X

    X
    Cảm ơn bạn đã gửi thông tin.
    Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn sớm nhất.
    X
    Cảm ơn bạn đã gửi thông tin.
    Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn sớm nhất.
    X
    X